EOS là một nền tảng tiền điện tử dApp hiệu suất cao được tạo bởi công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Hồng Kông, Block.one vào tháng 5 năm 2017. EOS tương tự như Ethereum nhưng nổi bật với việc giao dịch gần như không tốn phí và khả năng mở rộng hệ thống cao. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem EOS là gì, tính ứng dụng của dự án này vào thực ra sao.

EOS là một trong những dự án Blockchain tiên phong vào thị trường tiền điện tử và đang nằm trong top 10 đồng coin có lượng giao dịch lớn nhất trên thị trường tiền mã hóa. Mục tiêu của nó là xây dựng một mạng lưới có khả năng xử lý hàng triệu giao dịch mỗi giây. Đây là một đồng coin có thời gian ICO khá dài, có thể nói là dài nhất trong giới tiền mã hóa : thời gian ICO bắt đầu vào 26/6/2017 và kéo dài tới 1/6/2018, tổng cộng hết 350 ngày, nhóm phát triển giải thích bán lâu để cho mọi người đều có cơ hội  tham gia mua ICO và đều có cơ hội tốt để đầu tư coin.

EOS coin là gì

EOS coin là gì

Mặc dù ICO vẫn đang diễn ra, nhưng nó đã huy động được số tiền tương đương hơn 1 tỷ đô la, khiến nó trở thành một trong những ICO thành công nhất mọi thời đại! Sau khi hoàn thành, ICO phát hành 700 triệu mã thông báo, chiếm 70% tổng nguồn cung.

EOS có thành viên nhóm phát triển thực sự nhiều kinh nghiệm, bao gồm Daniel Larimer, người đồng sáng lập tại cả BitShares và Steem. Các dự án tiền điện tử của Larimer hiện có giá trị hàng tỷ đô la. Hơn thế nữa, công ty đứng sau phần mềm EOS được gọi là Block.one. Một công ty đã tham gia vào rất nhiều dự án tiền điện từ thành công.

Vậy EOS là gì ?

Trước khi giải thích EOS là gì dự án thực sự là gì, điều quan trọng cần nhớ là EOS chưa hoàn thành việc xây dựng sản phẩm của họ. Ở giai đoạn này, mọi thứ chỉ là lý thuyết. Vì vậy, hãy hy vọng họ có thể làm theo lời họ đã nêu ra và trình bày trong Roadmap.

EOS được xây dựng trên nền tảng ERC20 của Ethereum  với mục tiêu EOS trở thành một blockchain phi tập trung (DApps) có thể xử lý các giao dịch nhanh và miễn phí, đồng thời cung cấp một nền tảng DApps đơn giản dễ sử dụng rộng rãi cho người dùng hàng ngày.

DApps là tương lai của Internet. Một ví dụ về một dApp có thể được sử dụng trên blockchain của EOS là một phiên bản phi tập trung của Facebook, nơi không ai kiểm soát mạng và không ai có thể truy cập vào thông tin cá nhân của bạn. Hiện đã có hàng ngàn ứng dụng DApps được xây dựng và ứng dụng thực tế.

Một mục tiêu khác của EOS là có thể xử lý hàng triệu giao dịch mỗi giây. Điều này sẽ giải quyết một vấn đề lớn, vì các Blockchain khác có thể có hợp đồng thông minh, nhưng không ai trong số họ có thể thực hiện điều đó một cách nhanh chóng! Ví dụ: mặc dù Ethereum là Blockchain hợp đồng thông minh phổ biến nhất, nhưng nó chỉ có thể xử lý 15 giao dịch mỗi giây !

Tại sao tốc độ xử lý giao dịch lại quan trọng và là sức mạnh của EOS ?

Mỗi giây có hơn 52.000 lượt thích trên Facebook và mỗi một lượt thích đó là một giao dịch riêng biệt mà bạn chưa từng thấy.Các ngành công nghiệp tài chính cần xử lý hơn 100.000 giao dịch mỗi giây. Chính vì thế bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của tốc độ xử lý, EOS đã làm được điều tưởng như không thể này.

Một giải pháp khác mà EOS đang tìm cách giải quyết là vấn đề về khả năng sử dụng. Ví dụ: cả Steem và BitShares có thể xử lý khoảng 100.000 giao dịch mỗi giây và sử dụng công nghệ hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, thực sự rất khó để các nhà phát triển chèn các chức năng cơ bản như phục hồi tài khoản và lập lịch tác vụ.

Bằng cách sử dụng giao thức hệ điều hành, EOS sẽ tích hợp tất cả các chức năng cốt lõi này, cho phép các nhà phát triển thực hiện những gì họ làm một cách tốt nhất. Đến giờ thì bạn đã hiểu được những điều phi thường mà đội ngũ phát triển của EOS đang làm rồi chứ.

EOS hoạt động như thế nào ?

EOS (giống như nhiều Blockchain hợp đồng thông minh khác) thường được gọi là Kẻ giết Ethereum. Điều này có nghĩa là nó có thể làm mọi thứ mà Ethereum có thể, nhưng tốt hơn rất nhiều.

Thứ nhất, cả Ethereum  EOS đều có khả năng lưu trữ các dApps, được hỗ trợ bởi các hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là số tiền mà mỗi mạng có thể xử lý tại bất kỳ thời điểm nào.

Điều này được gọi là khả năng mở rộng quy mô, đây là một trong những điều quan trọng nhất cần xem xét khi phân tích tiềm năng của Blockchain.

Ethereum chỉ có thể xử lý khoảng 15 giao dịch mỗi giây, quá ít để nó đạt được sự chấp nhận toàn cầu. Tuy nhiên, EOS hy vọng sẽ tăng con số này lên hơn một triệu!

EOS xử lý giao dịch như thế nào để đạt hiệu suất cao ?

Quay trở lại Ethereum, lý do nó không thể xử lý nhiều giao dịch là vì cách nó quản lý dữ liệu – mỗi khối chỉ có thể lưu trữ một lượng thông tin nhất định. Để hiểu điều này, hãy nghĩ về một container vận chuyển trống chỉ có thể lưu trữ 1000 thùng hàng. Vì kích thước của nó, nó không thể lưu trữ nhiều hơn khả năng tối đa của nó!

Mỗi container (hoặc khối) không chỉ thực hiện 15 giao dịch, mà còn phải mất một thời gian để đến đích!

Công nghệ hỗ trợ quá trình dữ liệu này được gọi là Proof-of-Work (PoW), được biết là rất chậm, tốn kém và có hại cho môi trường!

Nhóm Ethereum đang thử rất nhiều thứ khác nhau để giải quyết vấn đề này – chẳng hạn như shending hoặc giao dịch ngoài chuỗi.

Như đã đề cập, thay vì sử dụng PoW như Ethereum, blockchain của EOS sẽ sử dụng mô hình đồng thuận mới có tên Delegated-Proof-of-Stake (DPoS). Điều này có thể khắc phục các vấn đề hiện tại mà Ethereum đang cố gắng giải quyết!

Mình sẽ cố gắng giải thích sát nhất về định nghĩa DPoS, có thể sẽ khó hiểu cho những bạn chưa hiểu kỹ về công nghệ Blockchain. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, tôi sẽ giúp bạn thông qua một số yếu tố sau:

  • Hãy tưởng tượng rằng cần 200 người để giúp xác minh từng giao dịch trên Blockchain những người này được gọi là thợ đào. Khi giao dịch diễn ra, những thợ đào này sẽ được bỏ phiếu xem có đúng họ là người xác minh giao dịch hay không.
  • Tuy nhiên, sức mạnh của phiếu bầu của bạn dựa trên số lượng đồng xu EOS bạn có. Điều này được gọi là một cổ phần của cộng đồng. Bạn càng đặt nhiều tiền, phiếu bầu của bạn càng có nhiều quyền lực.
  • Nhiệm vụ của tất cả 200 thợ đào này là giữ an toàn và duy trì tính ổn định cho mạng lưới và họ sẽ được trả phí cho việc này.
  • Có rất nhiều thợi đào đang sẵn sàng chờ đến lượt mình đề tham gia bảo mật Blockchain giúp họ cũng có thể kiếm tiền.
  • Nếu một thợ đào không thực hiện đúng công việc của họ hoặc họ không bảo mật mạng như họ cần, họ có thể được bỏ phiếu để bị đuổi khỏi mạng.

Về cơ bản, điều này tạo ra một hệ thống hiệu quả hơn, cho phép các giao dịch giá rẻ, nhanh chóng và thân thiện với môi trường.

EOS có thể bị lạm dụng như thế nào?

Một trong những tính năng độc đáo nhất của tiền điện tử là nó cho phép mọi người gửi và nhận các giao dịch ẩn danh. Điều này giống như trả tiền mặt trong thế giới thực. Bạn sẽ không xuất giấy tờ tùy thân khi bạn lên xe buýt hoặc trả tiền cho một ổ bánh mì, phải không?

Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là một số người có thể sử dụng tiền điện tử để thực hiện tội phạm ẩn danh. Các tội phạm liên quan đến việc mua và bán ma túy, vũ khí và thẻ tín dụng bị đánh cắp (kể tên một số). Bitcoin cũng đã từng được sử dụng để thanh toán cho các vụ ám sát tư nhân.

Ngoài ra, hầu hết các cơ sở dữ liệu Blockchain (như Ethereum) đều công khai. Điều này có nghĩa là tất cả mọi người có kết nối Internet có thể xem tất cả các giao dịch diễn ra trên Blockchain, cũng như xem số dư tài khoản của tất cả các ví.

Tuy nhiên, theo người sáng lập của EOS, Daniel Larimer, mặc dù sẽ không thể ẩn địa chỉ của người gửi hoặc người nhận, nhưng có thể ẩn tổng số dư của ví của người dùng.

Biểu đồ giá EOS 30 ngày qua